7 LÝ DO VIỆC ĂN THỊT ĐANG PHÁ HỦY HÀNH TINH

Đăng bởi Trần Chí Tâm vào lúc 08/08/2021

Posted by QUẢNG DUYÊN 

- Ngành công nghiệp chăn nuôi là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra nạn đói trên thế giới, tiêu tốn 750.000.000.000.000 (Bảy Trăm Năm Mươi Ngàn Tỉ) lít nước mỗi năm, chiếm mất 1/3 diện tích đất liền trên bề mặt Trái Đất, là nguyên nhân của 91% hoạt động chặt phá rừng mưa Amazon và của 18% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

 

1. Nạn Đói Trên Thế Giới:

 

- 1/9 dân số thế giới (793 triệu người) đang bị thiếu thức ăn mỗi ngày. (1)

(1) Nguồn: Tổ chức Lương Thực Và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO (Food And Agriculture Organization Of The United Nations)

http://www.fao.org/hunger/key-messages/en/

- Trên toàn thế giới, cứ mỗi 3,6 giây lại có 1 người chết vì đói (thường là trẻ em). (2)

(2) Nguồn: Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)

www.unicef.org/mdg/poverty.html

- 82% số trẻ em không có đủ thức ăn mỗi ngày đang sống tại những nước mà lương thực được sản xuất phục vụ mục đích vỗ béo gia súc để bán cho các nước phương Tây.

Nguồn: Giáo Sư Richard A. Oppenlander, trích nghiên cứu “Tổng Hợp Về Mối Liên Hệ Giữa Nạn Đói Thế Giới Và Lựa Chọn Thực Phẩm” (The World Hunger-Food Choice Connection: A Summary)

http://comfortablyunaware.com/blog/the-world-hunger-food-choice-connection-a-summary/

- ½ lượng ngũ cốc sản xuất ra trên toàn thế giới được dùng để làm thức ăn cho gia súc.

Nguồn: Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), trích “Gia Súc Của Người Giàu Có Đang Ăn Lương Thực Của Người Nghèo?”

http://www.fao.org/docrep/v8180t/v8180t07.htm

- Lượng ngũ cốc đang dùng để làm thức ăn cho gia súc là đủ để nuôi sống 8.7 tỉ người trên Trái Đất.

- Chỉ cần chuyển 10% – 15% lượng ngũ cốc đang dùng để vỗ béo gia súc, gia cầm là đủ để chấm dứt nạn đói trên toàn thế giới. (3)

(3) Nguồn: Mark Gold và Jonathon Porritt, trích nghiên cứu “Lợi Ích Toàn Cầu Của Việc Giảm Ăn Thịt” (The Global Benefits of Eating Less Meat)

https://www.ciwf.org.uk/media/3817742/global-benefits-of-eating-less-meat.pdf

 

2. Lãng Phí Tài Nguyên Nước Sạch:

 

- Trên toàn thế giới hiện có 663 triệu người không có đủ nước sạch để uống. (4)

(4) Nguồn: Chương Trình Phối Hợp Giám Sát Của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) Và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), “Tiến Bộ Trong Lĩnh Vực Nước Sạch Và Vệ Sinh, trích Báo Cáo Năm 2015

http://www.wssinfo.org/fileadmin/user_upload/resources/JMP-2015-update-key-facts-English.pdf

- Để sản xuất ra 100gr thịt bò cần 4300 lít nước (lượng nước đủ để 1 người trưởng thành uống và nấu ăn trong vòng 1 năm). (5)

- Để sản xuất ra 100gr ngũ cốc cần 100 lít nước. (5)

- Mỗi năm, ngành công nghiệp chăn nuôi tiêu tốn 750.000.000.000.000 (Bảy Trăm Năm Mươi Ngàn Tỉ) lít nước trên toàn thế giới. (5)

(5) Nguồn: Đại Học Oxford, trích nghiên cứu “Nguồn Nước: Những Vấn Đề Nông Nghiệp Và Môi Trường”

http://bioscience.oxfordjournals.org/content/54/10/909.full

“Chúng ta cần phải cân nhắc lại phương pháp nông nghiệp và cách quản lý tài nguyên nước. Hoạt động chăn nuôi gia súc đang ngốn mất 70% lượng nước sạch và là nguyên nhân của 80% diện tích rừng bị phá hủy trên Trái Đất.”

Nguồn: Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon, trích bài phát biểu trong “Ngày Thế Giới Chống Sa Mạc Hóa”

3. Lãng Phí Tài Nguyên Đất Canh Tác:

 

- Hoạt động chăn nuôi gia súc chiếm mất 1/3 diện tích đất liền trên bề mặt Trái Đất. (6)

(6) Nguồn: Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), trích nghiên cứu “Cái Bóng Kéo Dài Của Ngành Công Nghiệp Chăn Nuôi: Những Vấn Đề Và Giải Pháp Cho Môi Trường” (Livestock’s Long Shadow: Environmental Issues and Options)

http://www.fao.org/docrep/010/a0701e/a0701e00.htm

- Lượng đạm thu được trên 1 hecta đất canh tác/ chăn nuôi: (7)

. Đậu nành: 161kg

. Lúa gạo: 120kg

. Bắp: 96kg

. Các loại đậu: 87kg

. Sữa bò: 37kg

. Trứng: 35kg

. Thịt heo/ thịt gà: 20kg

. Thịt bò: 9kg

(7) Nguồn: Tổ Tư Vấn Về Đạm Của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA, Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc FAO, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF USDA; FAO/WHO/UNICEF Protein Advisory Group

http://www.soyfoods.org/good-for-the-planet/soy-and-sustainability

 

4. Biến Đổi Khí Hậu – Chặt Phá Rừng Và Tàn Phá Hệ Sinh Thái:

 

- Từ thập niên 70, 1/7 diện tích rừng Amazon (60.300.000 hecta – tương đương diện tích 58 triệu sân bóng đá) đã bị phá hủy. (8)

- Chỉ 2% - 3% diện tích rừng Amazon bị chặt phá là để phục vụ ngành công nghiệp gỗ. (8)

(8) Nguồn: Tổ Chức Monga Bay, trích nghiên cứu “Phá Hủy Rừng Amzon”

http://rainforests.mongabay.com/amazon/amazon_destruction.html

- 91% diện tích rừng Amazon bị chặt phá là để sử dụng vào mục đích chăn thả gia súc và trồng lương thực để nuôi gia súc. (9)

(9) Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), trích nghiên cứu “Những Nguyên Nhân Gây Ra Chặt Phá Rừng Amazon ở Brasil”

- Mỗi ngày lại có 150 giống loài động vật, thực vật và côn trùng bị tuyệt chủng vì các hoạt động của con người. (10)

(10) Nguồn: Tiến Sĩ Ahmed Djoghlaf, Trưởng Ban Thư Ký Công Ước Về Đa Dạng Sinh Học Thế Giới

https://www.cbd.int/doc/speech/2007/sp-2007-05-22-es-en.pdf

 

5. Biến Đổi Khí Hậu – Khí Thải Nhà Kính:

 

- Chất thải từ ngành công nghiệp chăn nuôi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu (đóng góp 18% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: CO2, CH4, N20) chứ không phải chất thải từ ngành công nghiệp vận tải (đóng góp tổng 13% lượng khí thải). (11)

* CH(Methan) có khả năng gây nóng lên toàn cầu gấp 23 lần CO2(11)

* N20 (Nitrous Oxide) có khả năng gây nóng lên toàn cầu gấp 296 lần CO2(11)

(11) Nguồn: Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), trích nghiên cứu “Cái Bóng Kéo Dài Của Ngành Công Nghiệp Chăn Nuôi: Những Vấn Đề Và Giải Pháp Cho Môi Trường” (Livestock’s Long Shadow: Environmental Issues and Options)

http://www.fao.org/docrep/010/a0701e/a0701e00.htm

 

6. Tàn Phá Hệ Sinh Thái – Vùng Biển Chết:

 

- Vùng biển chết (Ocean dead zone) là những khu vực biển cạn kiệt o-xi có thể gây chết sinh vật biển. (12)

- Chất thải từ ngành công nghiệp chăn nuôi là nguyên nhân chính gây ra các vùng biển chết. (12)

(12) Nguồn: Cục Quản Lý Đại Dương Và Khí Quyển Quốc Gia Hoa Kỳ

http://oceanservice.noaa.gov/facts/deadzone.html

- Số lượng những vùng biển chết hình thành trên Trái Đất tăng từ 49 (vào thập niên 60) lên thành 405 (vào năm 2008). (13)

(13) Nguồn: Tạp Chí Khoa Học Hoa Kỳ, trích “Các Vùng Biển Chết Đang Tiếp Tục Lan Rộng”

http://www.scientificamerican.com/article/oceanic-dead-zones-spread/

 

7. Chúng Sinh Địa Cầu – Tình Trạng Ngược Đãi Động Vật:

 

- Mỗi năm có 53.000.000.000 (53 tỉ) động vật trên đất liền và 90.000.000.000 (90 tỉ) sinh vật biển bị giết hại để làm thức ăn cho loài người. (14)

(14) Nguồn: Tổ Chức ADAPTT, trích “Hơn 150 Tỉ Động Vật Bị Giết Hại Mỗi Năm”

www.adaptt.org/killcounter.html

- Những hành động như hủy mỏ gà, vịt; cho gà trống, vịt trống con vào máy nghiền khi còn đang sống; bẻ sừng gia súc, đóng dấu lên mặt gia súc bằng kim loại nóng, cưỡng bức thụ tinh bò cái… diễn ra hàng ngày trong các trang trại công nghiệp.

 

 

Trang Trại Giải Cứu Động Vật, Tư Liệu Từ Tổ Chức Đối Xử Nhân Đạo Với Động Vật

 

 

- Đình Nguyên