Sống Thuận Theo Tự Nhiên

Đăng bởi Chí Tâm vào lúc 13/10/2021

TRÍ TUỆ TỰ NHIÊN

– Hãy uống nước từ dòng suối nơi ngựa uống. Con ngựa sẽ không bao giờ uống nước độc.

– Hãy đặt giường nằm nơi con chó ngủ.

– Ăn trái cây đã có sâu vào.

– Hãy chọn cây nấm mà côn trùng đặt chân.

– Trồng cây nơi chuột chũi đào.

– Xây ngôi nhà của bạn, nơi con rắn nằm sưởi ấm.

– Đào giếng nơi những con chim trốn cái nóng.

– Đi ngủ và thức dậy cùng lúc với những con chim – bạn sẽ gặt hái tất cả những ngày vàng.

– Ăn nhiều màu xanh lá cây – bạn sẽ có đôi chân mạnh mẽ và một trái tim bền bỉ, giống như những sinh vật trong rừng.

– Bơi thường xuyên và bạn sẽ cảm thấy mình ở trên trái đất này giống như những con cá trong nước…

– Hãy nhìn lên bầu trời thường xuyên nhất có thể và suy nghĩ của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và rõ ràng.

– Hãy im lặng thật nhiều, nói ít – và sự im lặng sẽ đến trong tim bạn, và tinh thần của bạn sẽ an tĩnh và tràn đầy bình yên.

 

“Drink water from the spring where horses drink. The horse will never drink bad water.
Lay your bed where the cat sleeps.
Eat the fruit that has been touched by a worm.
Boldly pick the mushroom on which the insects sit.
Plant the tree where the mole digs.
Build your house where the snake sits to warm itself.
Dig your fountain where the birds hide from heat.
Go to sleep and wake up at the same time with the birds – you will reap all of the days golden grains.
Eat more green – you will have strong legs and a resistant heart, like the beings of the forest.
Swim often and you will feel on earth like the fish in the water.
Look at the sky as often as possible and your thoughts will become light and clear.
Be quiet a lot, speak little – and silence will come in your heart, and your spirit will be calm and full of peace.”

Saint Seraphim of Sarov

Vì sao các con vật thường có trí tuệ tự nhiên, biết sống theo tự nhiên?

Ở bài trước có nói, hãy uống nước dòng suối mà con ngựa uống. Vì ngựa biết nước suối có độc hay không. Hãy đặt giường nơi chú mèo nằm ngủ. Vì mèo biết nơi nào có dương khí. Hãy trồng cây nơi chuột chũi dũi đất nên. Vì chuột biết nơi đó đất tơi xốp.

Nếu bạn cho gà ăn ngô hay đỗ hơi bị mốc mọt, bạn có thể thấy chúng e dè hay chần chừ. Chúng ta tự hỏi sao nó tinh thế. Hoặc khi con chó đẻ nó sẽ tìm đến để ăn một loại lá để tự chữa bệnh cho nó. Hoặc không con trâu bò nào mò vào bụi củ đậu để ăn dây lá. Nhưng chúng lại có thể chui vào bụi sắn dây. Không con trâu bò nào đi ăn lá trúc đào, nhưng bọn dê nó lại rất thích. Dê là loại đặc biệt, nó có thể ăn một số loại có độc trong đó có lá trúc đào. Nên người ta còn gọi trúc đào là dương sơn trúc.

Hay câu chuyện dưới đây thể hiện cho ta thấy loài vật nó có một trí tuệ tự nhiên như nào mà con người cần học tập.

Thời Tây Hán có vị danh tướng tên là Mã Vũ, trong một lần xuất quân tới vùng biên ải chinh chiến bị quân địch vây hãm trong vòng sáu tháng liền, ròng rã sáu tháng ấy thời tiết nóng nhiệt không có lấy một giọt mưa. Do ăn uống kham khổ, thiếu lương thực và thiếu nước, đói khát đan xen khiến cho Mã Vũ bụng trướng đau, đi tiểu ra máu, nhỏ giọt buốt nhói vô cùng khó chịu. Vị lang y đi theo phục vụ đoàn quân chẩn đoán đó là chứng tiểu tiện ra máu (niệu huyết) nhưng khổ nỗi không có thuốc thang chữa trị nên đành bó tay.

Một hôm có một người trông nom ngựa tên là Trương Dũng đem đến một nhành cỏ muốn yết kiến tướng quân. Mã Vũ cho gọi vào trướng hỏi nguyên do sự tình. Trương Dũng nói:

“Bầy tôi là kẻ trông nuôi ngựa, qua quan sát bầy tôi để ý thấy trong đám ngựa có một số con nước tiểu trong suốt, ăn uống tốt, còn một số không ăn, không khát thì đi tiểu ngắn, đỏ và ít. Sở dĩ những con ngựa ăn uống tốt là do chúng thường ăn loại cỏ mọc phía trước xe (xa tiền). Bầy tôi đã nhổ loại cỏ này cho những con ngựa nhuốm bệnh ăn thì kết quả sau hai ngày đám ngựa bệnh này đều khỏi cả. Bầy tôi còn thử dùng loài cỏ này bằng cách đem sắc thành nước cho một số phu tạp dịch có bệnh uống, thì bệnh tình của họ cũng đã chuyển biến tốt rồi”.

Mã Vũ tướng quân nghe xong vô cùng vui mừng bèn ra lệnh cho thuộc hạ đi nhổ loài cỏ này về chữa bệnh. Kết quả là binh sĩ mắc bệnh niệu huyết sau hai ngày uống nước cỏ sắc bệnh tình liền thuyên giảm.

Mã Vũ hỏi Trương Dũng: “Loài cỏ này lấy từ đâu vậy?”. Trương Dũng thưa: “Tướng quân không thấy đó sao, chính là ở phía trước cỗ xe lớn đó”. Mã Vũ bèn phá lên cười: “Thật là trời giúp ta rồi, cho nên mới ban cho cỏ ở trước xe (xa tiền thảo) vậy !”

Thế là từ đó loài cỏ ấy được gọi là “Xa tiền thảo” còn hạt của nó thì được gọi là “Xa tiền tử”. Chính là cây bông mã đề.

Cây bông mã đề và bồ công anh

Hay chúng ta cũng biết các loài vật có thể biết trước các thảm hoạ vài ngày. Sao chúng lại có thể thông minh thế được? Những khả năng hay bản năng đó của loài vật đối với bọn nó là hết sức bình thường nhưng với con người, người ta coi đó là thần thông. Vì sao con người lại mất đi khả năng như vậy? Lẽ ra con người phải giỏi hơn chứ.

Thực ra, con người không phải không có khả năng đó. Một số sách hay truyện cũng có nói đến các khả năng đó của con người, ví dụ như trong cuốn Nhà Giả Kim hay những cuốn sách về vùng đất xứ Ấn. Đó là khi mà con người có sự kết nối với thế giới mà sự kết nối này không bị tâm trí hay suy nghĩ làm mờ đi. Đó là sự hoạt động bằng tâm thức chứ không phải suy nghĩ. Đây cũng có thể nói là một trạng thái thiền, hay như Osho nói đó là trạng thái dừng dứt khỏi tâm trí. Ngày nay, con người hoạt động tâm trí quá nhiều và không còn sự kết nối với tâm thức nữa. Suy nghĩ chỉ là những đám mây mờ che đi sự thật.

Việc biết một thứ gì đó nó như nào là điều hoàn toàn có thể. Ví dụ biết một viên đá này hợp với người như nào, biết một thế đất này nó như nào, biết một vị thuốc hay thức ăn này tác động như nào đến cơ thể là điều nhiều người làm được.

Tuy nhiên, với tâm trí, người ta có thể cũng biết được các sự vật hiện tượng như nào nhờ vào lăng kính âm dương. Ví dụ:

Quan sát loài gà khi trời mưa người ta thấy chúng co ro và sợ lạnh. Chúng thường có xu hướng nhảy lên cao cách mặt đất để tránh lạnh ẩm. Từ đó có thể thấy loài gà thuộc dạng nóng. Mà nóng gặp lạnh sẽ hút lạnh thì rất dễ bệnh. Ai nuôi gà mà lại để chuồng sát đất ẩm là không thuận âm dương. Chúng dễ bị bệnh hơn.

Ngược lại loài gà là ngan vịt lại thích ở nước. Có thể thấy chúng là loại ưa lạnh, chịu được lạnh. Bản thân chúng lạnh nên không hút thêm lạnh nên ở trong lạnh mà không vấn để gì. Tuy nhiên nếu cho chúng ở trên đồi cao nhiều nắng thì nó sẽ bị tổn thương. Không khác gì đem sen lên đỉnh đồi trồng, sen phải mọc ở đầm trũng. Và dựa vào đặc tính đó mà có thể biết được dược tính của nó.

Loài mèo là loài sợ lạnh, sợ âm. Nó không ở nơi lạnh hay âm khí được. Chỉ một chút lạnh hay âm là nó bị hen không thở được. Dựa vào cách ăn uống cách sống của các loài vật mà người ta cũng có thể biết được điều gì đó. Ví như loài chó đẻ xong nó đi ăn một loại lá đắng. Hoặc loại ngựa nó ăn loại lá khi bị háo nước …

Tuy vậy, có những thứ phải quan sát nhiều không nhầm. Chứ thấy loài dê ăn được ngọn trúc đào mà nghĩ là ăn được thì cũng tèo. Nhưng như vậy chứng tỏ loài dê nó có đặc điểm gì đó rất đặc biệt mà người ta có thể lợi dụng. Đến đây thì tôi không muốn nói thêm vì nó hơi mang tính sát hại động vật.

Sống Vui Khỏe sưu tầm